Hướng dẫn cài đặt google analytics vào website

Google Analytics là một công cụ miễn phí được cung cấp bởi Google nhằm mục đích theo dõi, đánh giá hiệu quả của website (bao gồm SEO và các hoạt động marketing khác). Hiện nay hầu hết các website được đánh giá là chuẩn SEO đều có cài đặt google analytics. Vậy cài đặt nó như thế nào? Khó hay dễ? Trong bài này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cài đặt google analytics lên website của bạn.

Bước 1: Đăng ký tài khoản google analytics

Truy cập vào Google Analytics theo đường link  https://www.google.com.vn/analytics/

Nếu bạn đã có tài khoản Analytics thì đăng nhập để xem, còn nếu chưa thì nhấp vào nút "Tạo tài khoản".

Sau khi nhấp nút tạo tài khoản Google sẽ yêu cầu bạn nhập tài khoản Gmail mail để đăng ký google analytics cho website. Bây giờ hãy nhập tài khoản Gmail của bạn và qua màn hình tiếp theo

  • Phần tên tài khoản: Nhập tên tài khoản ví dụ Tibo Solutions
  • Phần Tên trang web: Nhập tên website bạn cần theo dõi: Tibo Solutions
  • URL của trang web: Nhập chính xác địa chỉ website. Chú ý website của bạn là http:// và https://, ở đây website của mình là https://
  • Danh mục ngành: chọn một lĩnh vực cho website của bạn
  • Múi giờ báo báo: chọn quốc gia là Việt Nam (GMT+7)

Kéo xuống hết bên dưới, nhấp vào nút Nhân ID theo dõi chấp nhận điều khoản của Google là bạn hoàn thành bước đăng ký Google Analytics

Chú ý: với mỗi tài khoản gmail, bạn có thể quản lý tối đa 100 tài khoản Google Analytics

Bước 2: Cài đặt mã google analytic vào website:

Bây giờ bạn đã có mã google analytics, hãy thêm vào website của mình. Nếu bạn đang sử dụng website của Tibo Solutions thì chỉ cần đăng nhập vào tài khoản quản trị

Vào mục Cài đặt chung => kéo xuống phần nhập mã google analytic vào khung bên dưới và nhấn Lưu.

Bước 3: Theo dõi webite thông qua google analytics:

Sau khi cài đặt google analytics lên website bạn sẽ thống kê được có bao nhiêu người truy cập vào website của bạn, họ truy cập vào những trang nào, thời gian bao lâu, truy cập trên thiệt bị PC hay di động.

Bạn chỉ cần nhấp vào mục trang chủ:

 

1. BÁO CÁO THỜI GIAN THỰC

Báo cáo thời gian cho phép bạn theo dõi được lượng truy cập trong 1 thời điểm thực tế: Bao nhiêu người truy cập, họ đến từ đâu và họ đang xem ở trang nào, bài nào ngay tại thời điểm đó. Để xem được, bạn vào Báo cáo tổng quan hoặc có thể tìm hiểu sâu hơn các thông tin bằng cách click vào những báo cáo chi tiết dưới đó: Vị trí, nguồn lưu lượng, nội dung, sự kiện, chuyển đổi.

2. BÁO CÁO ĐỐI TƯỢNG

Báo cáo này giúp bạn nắm được những thông tin cơ bản của khách hàng về nhân khẩu học như giới tính, ngôn ngữ, địa điểm, thậm chí còn có thể biết được họ truy cập website của bạn nhờ sản phẩm công nghệ nào (điện thoại hay PC…), hệ điều hành gì (Mac, window, iOS, Android…), mạng nào (FPT, 3G, Viettel…)

Trong phần Tổng quan đối tượng bao gồm các thông tin:

– Phiên: Khoảng thời gian mà 1 người dùng truy cập website

– Người sử dụng: Tổng số người truy cập vào website bao gồm cả người dùng cũ và người dùng mới

– Số lần xem trang: Tổng số trang đã được xem. Số lần xem lặp lại của 1 trang vẫn được tính

– Số trang/phiên: Cho bạn biết trung bình 1 phiên truy cập đọc bao nhiêu trang trên website

– Thời gian trung bình của phiên: Thời gian trung bình mỗi lần truy cập. Điều này chứng tỏ bài viết của bạn tốt, khách hàng xem lâu hơn. Nên lớn hơn 3 phút. ( số phút ước lượng để một người đọc hết 1 bài viết dài tầm 700 chữ)

– Tỷ lệ thoát: Được tính là tỷ lệ % lượng truy cập vào website và thoát ra mà không có thao tác nào trong khoảng thời gian 30s. tỷ lệ thoát này càng thấp thì càng càng tốt cho website của bạn ( trong ví dụ trên 46,88%) 

– % phiên mới: Tỷ lệ % lượng khách hàng mới so với tổng số người truy cập website.

Các thông tin về nhân khẩu học như giới tính, vị trí… nói cho bạn biết khoanh vùng đối tượng để bạn có kế hoạch tiếp cận với những khách hàng tiềm năng với ngành nghề, quy mô của bạn.

3. BÁO CÁO SỨC THU HÚT

Báo cáo này rất quan trọng bởi nó cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về cách thức khách hàng tìm đến website của bạn và cách họ truy cập trang như thế nào. Google Analytics sẽ cung cấp cho bạn tỷ lệ những kênh mà thông qua đó người dùng đến với website của bạn, ví dụ như Google search, mạng xã hội hay vào trực tiếp trang… Chi tiết hơn, bạn cũng biết được kênh nào thu hút được nhiều khách ghé thăm, kênh nào mang lại nhiều tương tác nhất hay kênh nào mang đến nhiều doanh thu nhất… Từ việc nắm được phương thức, kênh hiệu quả hay không có thể giúp bạn định hướng và đầu tư hiệu quả để chiến dịch tiếp cận khách hàng tối ưu nhất.

4. BÁO CÁO HÀNH VI

Báo cáo hành vi bao gồm tất cả thông tin về nội dung từng trang, tốc độ và thời gian tải trang, phản ứng của người truy cập khi vào website của bạn. Từ đó, bạn sẽ có kế hoạch cải thiện nội dung hoặc kĩ thuật tốt hơn cho website của mình để tạo ra những trải nghiệm thú vị hơn dành cho khách hàng và làm gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.

 

4.6 (14 đánh giá)