Tại sao thiết kế website theo giao diện phẳng là xu thế mới?
Hiện nay có rất nhiều công ty thiết kế web với hàng ngàn giao diện với những phong cách thiết kế khác nhau nhưng xu hướng thiết kế website phẳng đang dần trở nên vượt trội khi nằm trong những xu thế thiết kế website mới của thời đại công nghệ.
Xu hướng thiết kế web phẳng (Flat design) ngày nay càng được mọi người ưa chuộng và sử dụng rộng rãi ngay cả trong việc thiết kế mẫu web chuẩn SEO. Sự ra đời của giao diện metro của window 8 và Google cũng mới cập nhật lại giao diện của họ. Xu hướng tạo ra các website chuyên nghiệp dựa trên thiết kế phẳng trở nên “hot” hơn bao giờ hết, sau đây sẽ giới thiệu nhiều hơn về xu hướng thiết kế này.
Thiết kế phẳng là gì?
Thiết kế web phẳng- Flat Design là một phương pháp không sử dụng thêm bất kỳ hiệu ứng nào để tạo ra giao diện. Sẽ không có đổ bóng, góc xiên, dập nổi, độ dốc hay những yếu tố khác để làm tăng lên độ sâu, độ nổi của thiết kế trên màn hình. Bản thân cái tên “phẳng” của kiểu thế kế này cũng đã bao hàm ý nghĩa không chứa những yếu tố 3D
Thiết kế phẳng (flat design) được coi là một triết lý thiết kế theo chủ nghĩa tối giản, tức mọi thành phần đồ họa được làm cho đơn giản nhất với những đặc tính như màu sắc rõ ràng, góc cạnh, không gian mở và tất cả được thể hiện dạng hai chiều
Một ví dụ điển hình về giao diện phẳng mà bạn có thể thấy rõ nhất là Metro UI trên hệ điều hành Windows 8 của Microsoft hoặc giao diện trên hệ điều hành Windows Phone. Ở màn hình chính, bạn sẽ thấy một giao diện với những mảng màu tách biệt nhau hoàn toàn, chúng không được thiết kế dạng ba chiều hay dạng mô phỏng (skeuomorphic) mà ở đó sự đơn giản được đặt lên hàng đầu.
Đặc điểm của thiết kế phẳng
1.Thiết kế tối giản
Đây là một thành phần không thể thiếu của thiết kế phẳng. Nếu như trước đây, với phong cách thiết kế mô phỏng người ta cố gắng nhét mọi thứ ngoài đời vào trong một giao diện bé tí và làm cho nó trông phức tạp thì thiết kế phẳng đi ngược lại hoàn toàn. Do không cần phải mô tả thực tế nữa nên nhà thiết kế có thể loại bỏ đi những chi tiết thừa, từ đó giúp người dùng tập trung hơn vào nội dung chính
2.Không hiệu ứng
Thiết kế phẳng giống như cái tên của nó, mọi thứ đều ở dạng 2 chiều - nằm trên một mặt phẳng. Thiết kế phẳng không có trang trí hay thêm thắt những hiệu ứng như đổ bóng, dập nổi, góc xiên, độ dốc hay bất kỳ yếu tố nào để tạo độ sâu... Mọi yếu tố từ hộp, khung ảnh cho đến nút chọn... đều mạnh mẽ, rõ ràng.
3.Nhiều màu sắc sáng
Một trong những điểm dễ thấy, cũng là điểm vui của thiết kế phẳng đó là người ta sử dụng nhiều màu sáng và đậm. Màu sắc rất quan trọng, chiếm một phần lớn sự thành công của thiết kế phẳng. Đặc điểm của thiết kế phẳng là dùng những tông màu sáng và dùng nhiều màu hơn các phong cách thiết kế khác. Màu sắc trong thiết kế phẳng có thể dùng để phân chia các khu vực rõ ràng, chẳng hạn như những hộp màu trong ví dụ dưới đây.
4.Tập trung vào font chữ
Những chi tiết trong thiết kế phẳng đơn giản nên Typography (nghệ thuật font chữ) rất quan trọng. Font chữ cần phải phù hợp với toàn thiết kế, chẳng hạn như một font chữ dập nổi trông sẽ rất lạc lõng với một thiết kế đơn giản. Kiểu chữ nên đậm, không quá cầu kỳ. Bạn có thể chọn kiểu chữ là các phiên bản biến tấu từ kiểu chữ sans serif rất quen thuộc. Nội dung của câu chữ thường đi thẳng vào vấn đề. Những ai đã từng sử dụng qua giao diện của Windows Phone hoặc Windows 8 có thể dễ dàng nhận thấy điều này. Việc có thể xem trực tiếp thông tin ứng dụng mà không cần phải mở ứng dụng đó lên thực sự là trải nghiệm mới lạ và tiện dụng.
5.Nút phẳng
Nút phẳng, hay còn gọi là nút ma, là những nút mà chỉ có phần viền bên ngoài và một vài con chữ đơn giản bên trong. Người ta dùng nút phẳng để tạo ra một vùng có thể nhấn hay chạm vào, dễ nhận biết bởi người dùng song vẫn không phá vỡ đi sự liên tục của thiết kế giao diện tổng quan. Ban đầu, nó chủ được xài ở những trang web hay phần mềm có màu nền đậm như đỏ, vàng, xanh, còn bây giờ thì các nhà thiết kế bắt đầu dùng với cả ảnh nền nữa.
Nói tóm lại, thiết kế phẳng không phải là một khuôn mẫu cố định. Mọi thứ vẫn có thể thay đổi, thậm chí là thay đổi rất nhanh, thông qua cách pha trộn giữa thiết kế phẳng với những phong cách thiết kế khác. Thậm chí, trong một số trường hợp thì người ta còn ưu tiên sử dụng kiểu thiết kế lai này hơn là thiết kế phẳng truyền thống, nhất là những trang web hay phần mềm có nội dung phức tạp. Chúng ta hãy chờ xem liệu thiết kế phẳng sẽ còn tiến hóa theo cách nào nữa nhé.