Lợi ích khi sử dụng mail server là gì?

Trong thời đại 4.0 hiện nay, công nghệ thông tin đã mở ra rất nhiều cơ hội cho các cá nhân, doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên cùng với đó là mức độ cạnh tranh rất gắt gao. Để đạt được thành công, các doanh nghiệp phải tiếp cận và sử dụng những giải pháp mới. Và website cùng email sever chính là những giải pháp mà các doanh nghiệp nên áp dụng. Trong bài viết này, các bạn hãy cùng Tibo Solutions tìm hiểu về những lợi ích khi sử dụng email server là gì?

Lợi ích khi sử dụng mail server là gì?

Hiện nay, email sever đã được rất nhiều công ty, doanh nghiệp bắt tay vào sử dụng. Giải pháp này đóng vai trò như một cửa ngõ để các doanh nghiệp có thể liên hệ với khách hàng, đối tác bên ngoài. Bên cạnh đó, chúng còn hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác quản lý. Để hiểu rõ hơn về email sever, các bạn có thể xem thêm TẠI ĐÂY. Dưới đây là những lợi ích mà email server mang lại cho các doanh nghiệp:

- Giúp các các bộ phận trong công ty có thể trao đổi thông tin qua lại với nhau một cách dễ dàng. Tạo nên môi trường làm việc chuyên nghiệp.

- Người quản trị mạng có thể quản trị hệ thống mail server của công ty thông qua internet, quản lý được tất cả nội dung mail của nhân viên trong hệ thống, thiết lập được dùng lượng cho từng user sử dụng mail, từ đó giúp công việc quản lý trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

- Cho phép người dùng gửi và nhận mail trực tiếp qua internet với email tên miền cụ thể của từng công ty; cho phép gửi và nhận mail thông qua Mail Client, Web mail.

- Có khả năng hạn chế được các mail spam và virus khi chuyển tiếp đến người nhận khác.

- Hệ thống mail có tính bảo mật cao nhờ sự cấu hình và cài đặt của người quản trị viên. Chính vì vậy có thể đảm bảo thông tin nội bộ được bảo mật tuyệt đối.

Quy trình hoạt động của một email từ email sever

Để hiểu được tại sao email server có thể mang đến những lợi ích kể trên, các bạn có thể tham khảo thêm về quy trình hoạt động của một email sever. Cụ thể hơn là bạn sẽ tìm hiểu về quá trình nhận và gửi của một email sever:

- Bước 1: Sau khi tin nhắn được soạn và nhấn gửi, email sẽ kết nối với máy chủ SMTP thuộc tên miền của bạn.

- Bước 2: Khách hàng email của bạn liên lạc với máy chủ SMTP, cho nó địa chỉ email, địa chỉ email của người nhận, nội dung thư và bất kỳ file đính kèm.

- Bước 3: Lúc này các máy chủ SMTP sẽ xử lý địa chỉ email của người nhận. Nếu tên miền là giống như người gửi, tin nhắn sẽ được chuyển trực tiếp qua máy chủ POP3 hoặc IMAP của tên miền. Nếu tên miền là khác nhau, các máy chủ SMTP sẽ phải giao tiếp với máy chủ của tên miền khác.

- Bước 4: Máy chủ SMTP sẽ  giao tiếp với các DNS, hoặc các máy chủ quản lý tên miền để tìm ra địa chỉ của người nhận. Các DNS lấy tên miền email của người nhận và chuyển nó thành một địa chỉ IP. Máy chủ SMTP của người gửi có thể không gửi một email đúng với một tên miền riêng; một địa chỉ IP là một số duy nhất được gán cho mỗi máy tính được kết nối với Internet. Khi biết thông tin này, một máy chủ mail gửi đi có thể thực hiện công việc của mình hiệu quả hơn.

- Bước 5: Khi máy chủ SMTP đã có địa chỉ IP của người nhận, nó có thể kết nối với máy chủ SMTP của nó. Điều này không thường được thực hiện trực tiếp; thay vào đó, các thông điệp được chuyển dọc theo một loạt các máy chủ SMTP không liên quan cho đến khi nó đến đích.

- Bước 6: Máy chủ SMTP của người nhận quét các tin nhắn gửi đến. Nếu nhận ra những tên miền và tên người sử dụng, nó sẽ chuyển các thông điệp tới máy chủ POP3 hoặc IMAP của tên miền. Từ đó, nó được đặt trong một hàng đợi cho đến khi khách hàng email của người nhận cho phép nó được tải về. Vào thời điểm đó, các thông điệp có thể được đọc bởi người nhận.

Hi vọng với những chia sẻ vừa rồi, các bạn đã hiểu rõ ràng về lợi ích của một email server mang đến cho doanh nghiệp để từ đó áp dụng giải pháp này một cách hiệu quả, mang đến thành công trong tương lai.

4 (1 đánh giá)